Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân thảo

Ngày đăng: 09/04/2021 - 04:02 PM

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI

  1. Tên đề tài: Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây thân thảo nhằm tăng khả năng cố định cát để trồng rừng phòng hộ ven biển miền Trung.

  2. Đơn vị quản lý: Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam

  3. Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Làm nghiệp Nam Bộ

  4. Đơn vị phối hợp:

  • TT. ƯDKHKT Lâm nghiệp Bình Dương - Phân viện KHLN Nam bộ

  • Trạm  thực nghiệm lâm nghiệp Thiện Nghiệp - Phân viện KHLN Nam bộ

  • Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận,

  • Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong.

  1. Chủ nhiệm đề tài:

  • KS. Trần Quang Khoa (từ tháng 01/2007 đến tháng 10/2009)

  • KS. Phùng Văn Khen (từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2010)

  1. Cộng tác viên chính

TT

Cán bộ tham gia nghiên cứu

Đơn vị công tác

1

TS. Đặng Văn Thuyết

Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam

2

KS. Trần Đức Thành

Phân viện NC khoa học lâm nghiệp Nam bộ

3

KS. Ninh Văn Tuấn

Phân viện NC khoa học lâm nghiệp Nam bộ

4

KS. Nguyễn Đăng Khôi

TT. ƯDKHKT Lâm nghiệp Bình Dương

5

KS. Nguyễn Văn Tới

Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà

  1. Thời gian thực hiện: 4 năm (từ 1/2007 đến 12/2010)

  2. Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước

  3. Địa điểm thực hiện:  xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

           Đề tài đã chọn ra được 3 loài cây thân thảo đưa vào nghiên cứu kỹ thuật tạo giống và tạo đai rừng trồng là Dứa dại, Muống biển và Từ bi.

Dứa dại có trọng lượng quả trung bình là 02 quả/1kg, trong mỗi quả thường có từ 2-8 hạt

Khi xử lý quả Dứa dại cần cắt bớt phần đầu của quả, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh và ngâm quả trong nước 5 ngày, hàng ngày thay nước và rửa sạch. Hết 5 ngày đem ủ vào cát sạch và tưới nước cho quả không bị khô sẽ cho tỷ lệ nẩy mầm cao (79%).

Khi trồng nếu xác định đúng thời tiết thuận lợi, mưa nhiều ngày thì chỉ cần trồng với cây giống là chồi và trồng trực tiếp xuống hố mà không nhất thiết phải tạo giống từ bầu. Trồng bằng phương pháp này có ưu điểm là trồng nhanh, dễ kiếm được cây giống nếu đúng vùng sinh thái của Dứa, tỷ lệ sống tương đối cao nếu gặp thời tiết thuận lợi. Tuy nhiên, khi trồng gặp thời tiết không thuận lợi (ít mưa) thì tỷ lệ sống lại rất thấp khi đó cần trồng với cây giống đã được tạo từ bầu.

Tạo cây giống Muống biển từ hom thì nên lấy hom ngọn và hom bánh tẻ. Hom ngọn và hom bánh tẻ có tỷ lệ sống không khác biệt nhiều nhưng hom ngọn có suy hướng phát triển chiều cao nhanh hơn.

Trồng Muống biển nên chọn trồng bằng cây con có bầu được tạo từ hom ngọn sẽ cho tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng cũng nhanh. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi (có mưa nhiều) thì nên trồng bằng hom bánh tẻ và trồng trực tiếp (không cần tạo cây giống bằng bầu) và trồng theo phương pháp đặt hom nghiêng theo đường chéo của hố trồng, lấp đất để lại khoảng 10 đến 15cm hom nhô lên khỏi mặt đất, tránh lấp đất hết phần hom. Khi trồng không được chọn lập địa có độ cao so với mặt nước biển quá cao (thích hợp nhất từ 0-5m) và quá xa với mặt nước (<100m).

Tạo cây giống Từ bi từ hom cần lấy một trong 2 loại hom là hom bánh tẻ và hom già, không nên lấy hom ngọn. Khi trồng Từ bi cần trồng bằng cây con có bầu sẽ cho tỷ lệ sống và sinh trưởng nhanh. Nếu trồng bằng hom, cần đặt hom nghiêng theo đường chéo của hố và lấp hết đất, không cho hom nhô lên khỏi mặt đất cho tỷ lệ sống cao.

Qua một năm xây dựng đai rừng cho thấy, có sự khác biệt rất rõ về tỷ lệ sống giữa 3 loài cây. Phi lao cho tỷ lệ sống dao động từ 89,4% đến 95,1%, trong khi đó tỷ lệ sống của Keo chịu hạn là thấp nhất chỉ đạt từ 45 đến 58% và Xoan chịu hạn là 76 đến 78%.

T.S Phùng Văn Khen - Chủ nhiệm đề tài

Viện Khoa học Lâm Nam Bộ

 

VIDEO CLIPS

Hoạt động của viện

Liên kết

email

Thống kê truy cập

Đang online: 16

Truy cập ngày: 12793

Tổng truy cập: 275474